Home / KINH DOANH / Kinh tế - Thị trường / Showrooming là gì? Webrooming là gì? Xu hướng hiện nay

Showrooming là gì? Webrooming là gì? Xu hướng hiện nay

Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thâm nhập của internet vào đời sống người dân cũng ngày một tăng cao. Việc đó góp phần tạo nên những chuyển biến trong hành vi của người tiêu dùng và dần hình thành hai xu hướng mua sắm mới: “Showrooming” và “Webrooming”.

Trên thế giới, hai xu hướng trên đã có mặt từ lâu. Song, thời gian gần đây, showrooming lại đang có xu hướng thắng thế và khiến các nhà bán lẻ trực tiếp lao đao. Vì vậy, các nhà bán lẻ đã và đang nghiên cứu cho ra những giải pháp mua sắm mới chống lại showrooming, vừa tiện lợi hơn cho người tiêu dùng và vừa giúp họ tăng thêm doanh số.

Showrooming là gì? Webrooming là gì? Xu hướng hiện nay
Showrooming là gì? Webrooming là gì? Xu hướng hiện nay

Showrooming là gì?

Định nghĩa

“Showrooming” là hành vi của người tiêu dùng khi họ đến một cửa hàng để kiểm tra một sản phẩm nhưng sau đó lại mua các sản phẩm trực tuyến từ nhà. Điều này xảy ra bởi vì, một số  người vẫn thích nhìn thấy và chạm vào những hàng hóa mà họ mua với giá thấp hơn thông qua các nhà cung cấp trực tuyến. Như vậy, các cửa hàng bán lẻ về cơ bản trở thành phòng trưng bày cho người mua sắm trực tuyến. (nguồn: Cory Janssen)

Xu hướng showrooming hiện nay

Theo thống kê của Hiệp hội các hãng quảng cáo Mỹ đưa ra: 48% khách hàng bây giờ vào các cửa hàng truyền thống mà không hề có ý định mua hàng. Trong số đó, ¼  người showrooming chỉ xem xét sản phẩm mà họ muốn mua và sau đó mua tại nơi khác. Bên cạnh đó, những showroomers trong độ tuổi từ 16 đến 30 thường xuyên dùng điện thoại thông minh để so sánh về giá của sản phẩm ngay trong lúc đang xem hàng tại cửa hàng bán lẻ với giá mặt hàng đó trên các kênh trực tuyến. Và tất nhiên họ sẽ chọn mua hàng trực tuyến để có mứa giá rẻ hơn.

Những mặt hàng thường được Showrooming theo khảo sát của của Hiệp hội các hãng quảng cáo Mỹ được thể hiện ở bảng sau:

Những mặt hàng thường được Showrooming
Những mặt hàng thường được Showrooming

Giá cả là yếu tố quan trọng tác động đến người tiêu dùng trong quá trình showrooming. Dựa vào báo cáo của Hiệp hội các cơ quan quảng cáo của Mỹ thì yếu tố giá chiếm đến 72%. Đa số người tiêu dùng chọn việc  mua online để có giá tốt hơn. 45% người tiêu dùng thậm chí có ý định mua online nên chỉ muốn đến các cửa hàng bán lẻ để được thử, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho biết. Bên cạnh đó, 24% người tiêu dùng cho rằng các hàng hóa ở showroom thường hết hàng nên việc lựa chọn hàng hóa không tiện lợi và đa dạng như trên các website trực tuyến. Một số ít người chiếm khoảng 18% cho rằng mua hàng trực tuyến hàng hóa sẽ được chuyển đến tận nhà, tránh khỏi việc họ phải vận chuyển hàng hóa từ cửa hàng về nhà. Song 17% khách hàng cảm thấy mất khá nhiều thời gian khi mua hàng trực tiếp, trong khi mua hàng online có thể tiết kiệm thời gian tối đa và họ có thể dễ dàng lựa chọn nhiều món hàng cùng một lúc

Theo NCSEIF – EIU, năm 2012 là năm mà các nhà bán lẻ phải đương đầu với khó khăn lớn. Lòng tin của người tiêu dùng trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ suy giảm đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp bán lẻ đang phải vật lộn với sự thay đổi  thói quen mua bán hướng sang các kênh mua bán trực tuyến. Bảng cân đối kế toán tệ hại của các công ty như Best Buy và Staples đã dẫn tới tuyên bố rằng thời đại của các “chuỗi cửa hàng bán lẻ” đã chấm dứt. Trong khi đó, tỷ lệ các cửa hàng  rỗng không trên đường phố nước Anh đã đạt mức cao kỷ lục là trên 11%. Các nhà bán lẻ ở Trung Âu đang ở trong tình trạng thắt lưng buộc bụng và bất ổn cao khi cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro vẫn tiếp diễn. Mặc dù có một vài điểm sáng trên các thị trường mới nổi nhưng mối lo ngại về sự chậm lại của khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc vẫn còn tồn tại. Điều đó làm cho niềm tin của các công ty vào các thị trường tiêu thụ này giảm sút, nhất là ở phân khúc hàng xa xỉ. Tại Nhật Bản, sức tiêu dùng yếu cho thấy dấu hiệu xuống dốc khi nền kinh tế nước này bước vào “thập kỷ mất mát thứ ba”.

Năm 2013 được EIU dự báo là năm mà xu hướng phá sản và giảm giá sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Nhưng ngược lại với bối cảnh này, khu vực bán lẻ sẽ thay đổi chiến lược để khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong năm 2012 và trở nên linh hoạt hơn trong thời gian tới, với hoạt động đa dạng thông qua nhiều kênh bán lẻ. (nguồn: Chu Thị Nhường, 2013)

Trong khi các nhà bán lẻ trên thế giới phải đương đầu với vấn nạn Showrooming, đối với Việt Nam – một nước chậm phát triển về thương mại điện tử thì dường như showrooming chưa trở thành một nỗi ám ảnh. Với nhiều lý do, từ hạ tầng thanh toán, văn hóa tiền mặt cho đến niềm tin của người tiêu dùng, hoặc hiện tượng “hàng xách tay, hàng fake và không rõ nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc” hoành hành trên môi trường thương mại điện tử vốn chưa được quản lý chặt chẽ của Việt Nam.

Xu hướng showrooming ở Việt Nam
Xu hướng showrooming ở Việt Nam

Webrooming là gì?

Định nghĩa

Webrooming là thuật ngữ thường được sử dụng để tương phản với hành vi showrooming của người tiêu dùng. Webrooming có nghĩa là khách hàng sẽ xem mặt hàng trước trên các trang web trực tuyến, sau khi hài lòng với sản phẩm họ sẽ đến cửa hàng để trực tiếp xem và mua.

Xu hướng webrooming hiện nay

Xu hướng webrooming đã xuất hiện từ lâu và cũng đang ngày một lan rộng với sự hỗ trợ của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Đặc biệt là trong giới trẻ, đây là giới có xu hướng webrooming cao nhất.

Người ta tin rằng showrooming sẽ có tác động tiêu cực đến các nhà bán lẻ trực tiếp bởi vì người tiêu dùng chỉ có thể mua tất cả mọi thứ trên mạng. Song, webrooming được chứng minh ngược lại là cho thấy rằng các nhà bán lẻ trực tiếp vẫn có một vai trò trong tương lai của thương mại điện tử.

Xu hướng Webrooming hiện nay
Xu hướng Webrooming hiện nay

Khi nghiên cứu các xu hướng của showrooming và webrooming, các chuyên gia tiếp thị cho các lý do sau đây lý do tại sao người tiêu dùng có hành vi webrooming: Nó cho phép họ tìm hiểu thêm về các sản phẩm trước khi mua chúng, cho phép trả lại dễ dàng hơn, không có chi phí vận chuyển và nó hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương.

Cả hai hành vi webrooming và showrooming đều làm nổi bật thực tế bán lẻ mới: người tiêu dùng mong đợi khả năng để mua sắm một cách dễ dàng trên nhiều kênh khác nhau, và họ cho phép các trang web và các kênh điện thoại di động gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ – bất kể nơi cuối cùng họ mua sản phẩm là kênh trực tiếp hay trực tuyến.

Trong nhiều cách, webrooming và showrooming là hai mặt của một đồng xu. Ranh giới giữa mua sắm trực tiếp và mua sắm trực tuyến đã và đang được làm mờ.

Xem thêm:

Màng phủ nông nghiệp là gì? Tác dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng trọt

Nguồn: Trích Nhóm sinh viên nghiên cứu UEH 

About lion_king

Nội dung hữu ích

Quản trị rủi ro: Khái niệm và 3 Nội dung quan trọng

Quản trị rủi ro: Khái niệm và 3 Nội dung quan trọng bạn cần biết

RỦI RO LUÔN RÌNH RẬP QUANH TA. Cùng với sự phát triển của loài người, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *