Trên thế giới, có rất nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không quan tâm đầy đủ đến công tác quản trị chiến lược mà vẫn hoạt động bình thường. Nhưng thực tế cũng chỉ ra rằng, tại những doanh nghiệp phát triển năng động và hiệu quả như: Microsoft hay Apple, thì công tác quản trị chiến lược toàn diện rất được coi trọng ngay từ khi khởi nghiệp. Vậy, bản chất của quản trị chiến lược là gì? Quy trình quản trị chiến lược bao gồm mấy bước? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề cơ bản trong quản trị chiến lược.
Nội Dung Chính
Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược vừa là nghệ thuật và khoa học xây dựng, thực hiện và đánh giá các quyết định chức năng chéo: quản trị, marketing, tài chính – kế toán, sản xuất – vận hành, R&D, hệ thống thông tin, … nhằm mang lại thành công cho tổ chức.
Quản trị chiến lược được sử dụng đồng nghĩa với hoạch định chiến lược ở thời điểm.
Đôi khi quản trị chiến lược thời điểm được sử dụng để đưa ra sự hình thành chiến lược, thực hiện và đánh giá, với việc hoạch định chiến lược hướng đến chỉ khi nào có xác định chiến lược.
Một hoạt định chiến lược như là hoạch định “trò chơi” của một công ty.
Hoạch định chiến lược tạo kết quả từ sự lựa chọn chắc chắn giữa rất nhiều lựa chọn hiệu quả và nó hiển thị sự cam kết đến thị trường riêng biệt, chính sách, thủ tục và hoạt động.
3 Giai đoạn của Quản Trị Chiến Lược
- Xác định chiến lược (Strategy formulation)
- Thực hiện chiến lược (Strategy implementation)
- Đánh giá chiến lược (Strategy evaluation)
Xác định chiến lược (Strategy formulation)
Bao gồm phát triển tầm nhìn, nhiệm vụ; xác định những cơ hội bên ngoài và những thách thức, xác định điểm mạnh và yếu bên trong công ty; thành lập các mục tiêu dài hạn; tạo ra các chiến lược lựa chọn và chọn những chiến lược đặc biệt để theo đuổi.
Quyết định điều gì để việc kinh doanh mới tham gia nhập ngành.
Điều gì mà kinh doanh từ bỏ.
Cách thức định rõ nguồn lực.
Mở rộng hoạt động hay đa dạng.
Có hay không để hướng đến thị trường thế giới.
Có hay không để hợp nhất hoặc liên kết.
Cách thức né tránh những tiếp quản đối nghịch.
Thực hiện chiến lược (Strategy implementation)
Yêu cầu một công ty thành lập những mục tiêu hàng năm, nghĩ kế các chính sách, tạo động cơ nhân viên và định rõ nguồn lực để các chiến lược được ấn định có thể được thực thi.
Thường lưu tâm đến giai đoạn hành động. Việc thực hiện chiến lược yêu cầu phải đặt ra kỷ luật, cam kết và hy sinh bản thân.
Đánh giá chiến lược (Strategy evaluation)
Đánh giá chiến lược là giai đoạn cuối cùng trong quản trị chiến lược. Các nhà quản lý luôn muốn biết khi nào các chiến lược nhất định không mang lại kết quả tốt, đánh giá chiến lược là công cụ tốt để có được các thông tin đó.
Các hoạt động đánh giá chiến lược bao gồm:
- Xem xét lại những yếu tố bên trong và bên ngoài dựa trên cơ bản của những chiến lược hiện tại.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Tiến hành các giải pháp khắc phục.
Hoạt động xây dựng, triển khai và đánh giá chiến lược diễn ra ở 3 cấp bậc trong một tổ chức lớn: doanh nghiệp, bộ phận hoặc đơn vị kinh doanh chiến lược và phòng chức năng. Bằng việc khuyến khích và trao đổi thông tin và tương tác giữa cấp quản lý với nhân viên giữa các cấp bậc, quản trị chiến lược giúp một công ty hoạt động như một tập thể có tính cạnh tranh cao.
Theo Quản trị chiến lược: KHÁI LUẬN VÀ CÁC TÌNH HUỐNG
Cẩm Nang Chia Sẻ | Chia Sẻ Để Thành Công