Home / HỌC TẬP / Tài liệu học tập / Phỏng vấn chuyên sâu là gì? Xây dựng thông tin cần đạt được giữa 2 Bên

Phỏng vấn chuyên sâu là gì? Xây dựng thông tin cần đạt được giữa 2 Bên

Nhiều doanh nghiệp chỉ cần sau buổi phỏng vấn sơ bộ là “ĐỦ”. Nghĩa là họ có thể lựa chọn được ứng viên cho công ty của mình. Nhưng một số khác thì ngược lại. Họ cần thực hiện thêm những cuộc phỏng vấn lần 2, thậm chí là lần 3 thì mới chọn lọc được ứng viên thích hợp. Đó được gọi là phỏng vấn chuyên sâu. Vậy những thông tin cần đạt được giữa doanh nghiệp và ứng viên trong buổi phỏng vấn này là gì? Hãy cùng camnangchiase.com tìm hiểu thông qua list bên dưới.

>> Tin liên quanPhỏng vấn sơ bộ là gì? Doanh nghiệp và ứng viên thu hoạch được gì?

Phỏng vấn chuyên sâu là gì? Xây dựng thông tin cần đạt được giữa 2 bên
Phỏng vấn chuyên sâu là gì? Xây dựng thông tin cần đạt được giữa 2 bên

Phỏng vấn chuyên sâu là gì?

Phỏng vấn chuyên sâu (phỏng vấn lần hai) được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như tính cách,khí chất, khả năng hòa đồng và những phẩm chất cá nhân thích hợp cho tổ chức, doanh nghiệp, …

Đối với nhà tuyển dụng mục đích của họ là để hiểu hơn về ứng viên về nhiều phương diện. Bên cạnh đó, họ xem xét ứng viên có phù hợp với công ty hay không. Nhà tuyển dụng muốn trực tiếp kiểm tra những nhân viên tiềm năng có phù hợp trong bối cảnh công ty và nếu chọn ứng viên đó, công ty sẽ cần có những đãi ngộ nào, những cách thức nào để làm nhân viên của họ hòa hợp với môi trường của công ty.

Đối với người ứng tuyển sẽ được gặp những người phỏng vấn ở những vị trí cao. Đó là cơ hội để ứng viên giải đáp những khúc mắc, trao đổi về những khó huấn luyện, lương, đãi ngộ và hiểu hơn về luật lệ và cách thức làm việc của công ty có thực sự phù hợp với mình không.

Xây dựng LIST thông tin cần đạt được trong buổi phỏng vấn này
Xây dựng LIST thông tin cần đạt được trong buổi phỏng vấn này

Xây dựng nhóm các yếu tố, thông tin cần đạt được trong buổi phỏng vấn chuyên sâu

Về doanh nghiệp

Nhóm yếu tố

Doanh nghiệp muốn đạt được

Phẩm chất
  • Thái độ chia sẻ, sự trung thực.
  • Lòng nhiệt tình, sự đam mê với công việc.
  • Sự tự tin
Kỹ năng
  • Kỹ năng ra quyết định: Đánh giá được khả năng ra quyết định của ứng viên trong các tình huống.
  • Teamwork: Đánh giá sự hòa nhập và kết hợp với mọi người của ứng viên.
  • Kỹ năng giao tiếp: ứng viên có khả năng giao tiếp sẽ dễ dàng trong việc đàm phán với đối tác, trao đổi với đồng nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Đánh giá khả năng sắp xếp và xử lý công việc của ứng viên
Khả năng
  • Khả năng chịu áp lực: Đánh giá thái độ và hành động ứng viên đối với sức ép trong công việc.
  • Khả năng lãnh đạo.
 

Sự phù hợp đối với công việc

  • Xem xét ứng viên có đáp ứng đủ những tiêu chí cần có hay không?
Mong muốn của ứng viên
  • Hiểu được những mong muốn và nhu cầu của ứng viên để doanh nghiệp biết họ có thể làm gì để tốt cho cả ứng viên và họ.

Về ứng viên

Nhóm yếu tố Ứng viên muốn đạt được
Lương
  • Tạo cho nhân viên động lực để phấn đấu hoàn thành công việc.
Điều kiện làm việc
  • Điều kiện làm việc phù hợp, ứng viên được phát triển tối đa.
Cơ hội thăng tiến trong tương lai
  • Tạo được lòng trung thành.
  • Chứng minh cho doanh nghiệp những công việc họ có thể làm được.
  • Lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Động viên
  • Chế độ khen thưởng, các kỳ nghỉ,…

Xem thêm

About lion_king

Nội dung hữu ích

Cách làm nước chanh muối tại nhà đơn giản uống tốt cho sức khỏe

Cách làm nước chanh muối tại nhà đơn giản uống tốt cho sức khỏe

Ngoài công dụng giải khát, nước chanh muối còn có nhiều tác dụng hữu ích …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *