Home / HỌC TẬP / Tài liệu học tập / Cẩm nang tuyển dụng và 8 bước tuyển dụng nhân sự

Cẩm nang tuyển dụng và 8 bước tuyển dụng nhân sự

Tuyển dụng là một quá trình không thể thiếu đối với một doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh. Vậy tuyển dụng là gì? Tuyển dụng có vai trò ra sao đối với doanh nghiệp và tổ chức? Quy trình tuyển dụng bao gồm những bước nào? Bài viết về cẩm nang tuyển dụng sẽ giúp chúng ta giải đáp các vấn đề trên.

Cẩm nang tuyển dụng và 8 bước tuyển dụng nhân sự
Cẩm nang tuyển dụng và 8 bước tuyển dụng nhân sự

1. Tuyển dụng

Tuyển dụng là gì?

Tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự nguyện hay nhóm cộng đồng.

Các tiêu chí tuyển dụng

  • Năng lực phù hợp với vị trí tuyển dụng và yêu cầu của công việc
  • Có hệ thống kỹ năng mềm phù hợp với tính chất công việc.
  • Thái độ làm việc và tính cách: tuyển dụng được những người có kỷ luật, trung thực, gắn bó với công việc, với tổ chức.

Các hình thức tuyển dụng

  • Quảng cáo
  • Qua giới thiệu
  • Các trung tâm môi giới việc làm
  • Hội chợ việc làm
  • Từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, …
Tuyển dụng là gì?
Tuyển dụng là gì?

2. Tại sao cần tuyển dụng nhân sự?

Tuyển dụng nhân sự giúp nâng cao được hiệu quả công việc, danh tiếng của công ty. Bởi đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí đào tạo nhân lực nếu tuyển chọn được những ứng cử viên sáng giá.

Tuyển dụng được những người thật sự có đam mê với nghề và có xu hướng gắn bó lâu dài với công ty, tránh tình trạng phải liên tục tuyển dụng nhân sự mới, doanh nghiệp lại mất công sức và thời gian để nhân viên mới quen việc và hòa nhập được với các yếu tố văn hóa của doanh nghiệp…

Qua hoạt động tuyển dụng nhân viên mới, các chuyên gia nhân sự đánh giá đây là một sự trẻ hóa về lực lượng lao động cho doanh nghiệp, đem tới những luồng gió mới, những ý tưởng mới cho công ty.

Các chuyên gia nhân sự ước tính, một lần tuyển dụng thất bại sẽ làm cho công ty tổn thất một khoản chi phí từ 3 đến 6 lần tổng thu nhập hằng năm của nhân viên đó. Như vậy, tuyển dụng nhân sự thành công sẽ giữ lại được một khoản chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

 Tuyển dụng chính là một sự đầu tư cho con người. Một kế hoạch tuyển dụng nhân sự có chiến lược và đầu tư hợp lý sẽ đem đem đến cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân lực tài giỏi, phù hợp với công việc và vị trí tuyển dụng. Từ đó hỗ trợ các chiến lược kinh doanh của công ty đi đến thành công.

Tầm quan trọng trong Tuyển dụng nhân sự
Tầm quan trọng trong Tuyển dụng nhân sự

3. Các nguồn nhân sự tuyển dụng

Nguồn nhân lực từ trong doanh nghiệp

Tuyển chọn những ứng cử viên chính là nhân viên có sẵn trong công ty hoặc dùng những người trong công ty để làm môi giới tuyển dụng.

Ưu điểm

Với quy trình tuyển dụng nhân sự theo phương pháp này, bằng việc sử dụng nguồn nhân lực hiện tại, nhà tuyển dụng không phải mất thời gian cũng như chi phí cho các công ty môi giới săn đầu người khác. Đây cũng là một cách khen thưởng cho những nhân viên đã cống hiến cho công ty. Khuyến khích nhân viên tìm cơ hội phát triển nghề nghiệp ngay trong doanh nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp.

Khuyết điểm

Với phương pháp tuyển dụng này, công ty có thể đứng trước tình trạng khó khăn trong việc quản lý nhân sự. Bởi vì nội bộ lục đục. Được thăng chức ai mà chẳng muốn. Nhưng với một vị trí thì không thể có nhiều người làm. Do vậy, có thể dẫn đến một cuộc đấu tranh ngầm với nhau. Nhân viên sẽ xung đột với nhau, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và có khi, hiệu quả công việc lại không cao.

Ngoài ra, với việc nhờ nhân viên công ty giới thiệu ứng cử viên, việc kéo bè phái trong công ty là không tránh khỏi. Do vậy, công ty cần có những suy nghĩ thận trọng.

Nguồn nhân lực từ trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực từ trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp

Phương pháp tuyển dụng này chọn ra những ứng cử viên bên ngoài công ty.

Ưu điểm

Phương pháp này mang lại cho công ty nhiều tài năng cũng như ý tưởng mới. Nếu gặp được ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, chi phí đào tạo cũng đỡ tốn kém hơn. Phương pháp này cũng tạo ra sự phát triển nghề nghiệp hợp lí và công bằng cho mọi người trong công ty.

Khuyết điểm

Tuy nhiên, chi phí tuyển dụng cũng khá cao. Đặc biệt là qua trung tâm môi giới việc làm. Công ty phải trả cho họ một khoản tiền cho dịch vụ tuyển dụng. Ngoài ra, việc này cũng có thể gây khó khăn không nhỏ đối với việc quản trị nguồn nhân lực sẵn có trong công ty. Bởi rắc rối nảy sinh với những nhân viên nội bộ, những người mong muốn được thăng chức hay trọng dụng. Vì do có người mới vào, công ty cũng cần một thời gian nhất định để chấn chỉnh lại sơ đồ tổ chức.

Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
Nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp

4. Quy trình 8 Bước cơ bản trong tuyển dụng nhân sự

B1: Chuẩn bị tuyển dụng

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng giúp các nhà tuyển dụng tìm được ứng viên xuất sắc, phù hợp với vị trí công việc công ty. Điều cần làm là phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ những việc nhỏ nhất: Lên kế hoạch tuyển dụng trong thời gian bao lâu, yêu cầu đặt ra cho ứng viên là gì, trong thông báo tuyển dụng cần những nội dung gì, …

B2: Thông báo tuyển dụng

Bước làm này không quá khó khăn đối với nhà tuyển dụng. Họ chỉ cần soạn một thông báo tuyển dụng chi tiết về các yêu cầu của công ty, những quyền lợi ứng viên được hưởng và đăng lên các các website tuyển dụng, kênh tuyển dụng trực tuyến, … Nhờ vào những thông báo này, các ứng viên sẽ biết được công việc đó có phù hợp với mình hay không và sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển.

B3: Thu nhận và chọn lọc hồ sơ

Khi một vị trí công việc được thông báo, đăng tải chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển gửi về. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng phù hợp với yêu cầu công việc, chưa kể sẽ có nhiều ứng viên cứ nhắm mắt gửi đại dù vị trí công việc không hề phù hợp với mình. Do đó, nhà tuyển dụng cần phải chọn lọc hồ sơ. Việc chọn lọc hồ sơ cũng giống như phỏng vấn sơ tuyển, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất cho vị trí công việc sau đó lên kế hoạch phỏng vấn. Điều đó giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được rất nhiều thời gian vàng ngọc của mình trong quá trình tuyển dụng.

B4: Phỏng vấn sơ bộ

Sau khi đã nhận và lựa chọn hồ sơ ứng viên, bước tiếp theo của nhà tuyển dụng là đặt hẹn lịch phỏng vấn đối với những hồ sơ được lựa chọn. Vòng phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định lại các thông tin trong hồ sơ của ứng viên. Đồng thời cũng là cách để tiếp tục loại những ứng viên không đạt yêu cầu.

Quy trình tuyển dụng nhân sự gồm 8 bước
Quy trình tuyển dụng nhân sự gồm 8 bước

B5: Kiểm tra, trắc nghiệm

Phần này để đánh giá năng lực thực tế của ứng viên về chuyên môn. Thông thường sẽ là kiểm tra IQ, logic, test trình độ ngoại ngữ và kiểm tra chuyên môn của ứng viên. Vòng kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp tục loại bỏ được những ứng viên không đủ tiêu chuẩn đi tiếp vào vòng tiếp theo. (Bước này thường xuất hiện ở các công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia).

B6: Phỏng vấn tuyển chọn

Vòng phỏng vấn này nhằm đánh giá ứng viên ở nhiều góc độ, phương diện trình độ và khả năng tiếp nhận công việc. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng câng chuẩn bị những câu hỏi để khai thác thêm các thông tin về tính cách cá và phẩm chất cá nhân có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Trong vòng phỏng vấn này, đối với những ứng viên được chọn thử việc nhà tuyển dụng cũng cần đề cập đến vấn đề lương thưởng, chế độ của công ty để ứng viên được biết và quyết định có làm việc cùng công ty hay không.

>>> Những điều cần biết về quy trình phỏng vấn nhân sự

B7: Thử việc

Mặc dù đã được tuyển dụng, nhưng các ứng viên phải phải trải qua giải đoạn thử thách. Đó là giai đoạn thử việc. Đây là khoảng thời gian mà ứng viên sẽ được tiếp xúc thực tế với công việc, là cơ hội để thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Từ đó nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng. Thời gian thử việc có thể là 2 hoặc 3 tháng (Tùy mức độ thích nghi môi trường và năng lực của ứng viên).

B8: Quyết định tuyển dụng

Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng để chọn những ứng viên phù hợp nhất với công việc. Đồng thời, loại bỏ những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu trong công việc. Sau khi quyết định tuyển dụng, công việc cuối cùng trong quy trình tuyển dụng đó là ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty để ứng viên hiểu rõ.

Ra quyết định tuyển dụng hiệu quả
Ra quyết định tuyển dụng hiệu quả

Quy trình tuyển dụng nhân sự không phức tạp nhưng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo không xảy ra sai sót nào. Đảm bảo chọn được những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp nhất trong công việc. Hy vọng bài viết về cẩm nang tuyển dụng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các nhà tuyển dụng sẽ tìm được ứng viên giỏi nhất cho công ty, doanh nghiệp của mình!

Xem thêm

About lion_king

Nội dung hữu ích

Cách làm nước chanh muối tại nhà đơn giản uống tốt cho sức khỏe

Cách làm nước chanh muối tại nhà đơn giản uống tốt cho sức khỏe

Ngoài công dụng giải khát, nước chanh muối còn có nhiều tác dụng hữu ích …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *